Trong văn hóa Công lam Ấn Độ

Nổi bật trong nhiều nền văn hóa, chim công lam được dùng trong rất nhiều biểu tượng, bao gồm cả khi được chọn là quốc điểu của Ấn Độ năm 1963.[12] Chim công trống, được gọi là mayura theo tiếng Sanskrit, từ lâu được hưởng một vị trí huyền thoại ở Ấn Độ và thường được mô tả trong nghệ thuật đền đài, thần thoại, thơ văn, dân ca và truyền thống.[69] 1 nguyên từ trong tiếng Sankrit của mayura có nguồn gốc là mi chỉ đến việc giết và mang ý nghĩa là "sát thủ của rắn".[6] Nhiều vị thần Hindu giáo liên đới với các loài chim, Krishna thường được mô tả với một chiếc lông trên dải băng quấn đầu của thần, trong khi tín đồ thờ phụng thần Shiva liên đới chim giống như chiến mã của Chúa tể chiến tranh, Kartikeya (cũng được gọi là Skanda hoặc Murugan). Một câu chuyện trong Uttara Ramayana mô tả lãnh đạo Deva, Indra, đã không thể đánh bại Ravana, được che chở dưới cánh chim công, sau đó may mắn có "nghìn mắt" và không còn sợ hãi con rắn.[6] Câu chuyện khác về Indra, sau khi bị nguyền rủa với một ngàn vết loét đã biến thành một con công trống có một nghìn mắt.[70] Trong triết học Phật giáo, chim công tượng trưng cho sự khôn ngoan.[71] Lông chim công được dùng trong nhiều nghi lễ và trang trí. Họa tiết công trống phổ biến trên kiến trúc đền thờ ở Ấn Độ, tiền đồng cổ, hàng dệt may và tiếp tục được sử dụng trong nhiều mặt hàng hiện đại thuộc nghệ thuật và tiện ích.[23] Trong thần thoại Hy Lạp, nguồn gốc bộ lông chim công được giải thích trong câu chuyện của HeraArgus.[18] Nhân vật chính trong tôn giáo Kurd của người Yazidi, Melek Taus, thường được vẽ giống một con công trống.[72][73] Họa tiết chim công áp dụng rộng rãi đến ngày nay ví dụ trên logo đài NBC Hoa Kỳ, mạng lưới truyền hình PTV của Pakistan hay hãng hàng không SriLankan Airlines.

Hình tượng chim công trong văn hóa các nước châu Á
Trong hội họa Nhật Bản
Tranh do tu sĩ Giuseppe Castiglione vẽ, thời nhà Thanh, Trung Quốc
Kartikeya ngồi cạnh một con chim công, vẽ bởi Raja Ravi Varma, theo thần thoại Hindu giáo.
Chạm khắc chim công trống trên tường Mor chowk, cung điện thành phố, Udaipur, Rajasthan, Ấn Độ

Những con chim này thường được nuôi trong bầy thú, giống như đồ trang trí trong các khu vườn lớn hoặc điền trang. Thời Trung cổ, các hiệp sĩ tại châu Âu thực hiện một "Lời thề công trống" và trang trí mũ chiến binh của họ bằng lông chim công. Lông chim được chôn cùng chiến binh Viking[74] và thịt chim được cho có khả năng chữa được nọc độc rắn cùng nhiều chứng bệnh khác. Những giai thoại Ayurveda chép thành văn, chim công trấn giữ một khu vực tự do của loài rắn.[75] Năm 1526, vấn đề pháp lý tranh cãi chim công là loài chim hoang dã hay chim nhà khá quan trọng khiến cho Đức hồng y Wolsey phải triệu tập tất cả giám mục người Anh nhằm lấy ý kiến của họ, đó là loài chim nhà.[76]

Hình tượng chim công trong văn hóa các nước châu Âu
Họa tiết công trắng trên kiến trúc tại thủ đô Prague, Cộng hòa Czech
Hình ảnh trang trí trên tường tại nhà thờ Notre-Dame de la Garde, Marseille, Pháp
Cổ vật chạm khắc từ thế kỷ VIII tại San Salvatore, Brescia, Italy
Tranh minh họa chòm sao Khổng tước
Trước khách sạn tại Malá Strana, Praha, Czech
Tranh vẽ của họa sĩ người Pháp Eugène Bidau
Bức tượng chim công quý giá tại cung điện Linderhof, Ettal, Đức
Tấm kính khắc chim công trên mái hiên biệt thự "de la Salle", tác giả Jacques Gruber (1870 - 1936), khoảng năm 1904 tại Pháp.

Tục lệ người Anh-Ấn trong những năm 1850, động từ "peacock" mang ý nghĩa viếng thăm quý bà và quý ông trong buổi sáng. Trong những năm 1890, thuật ngữ "peacocking" ở Úc nghĩa là thực hiện việc mua những mảnh đất tốt nhất ("tuyển chọn đôi mắt") khiến cho vùng đất ngoại vi kém giá trị.[77] Từ ngữ tiếng Anh, "peacock" được dùng để mô tả một người đàn ông rất tự hào hoặc chăm chút rất nhiều sự chú ý đến trang phục của ông ta.[78]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công lam Ấn Độ http://www.dunedingov.com/docs/leisureservices/liv... http://books.google.com/books?id=64ogBAAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=wuotb7YyrigC http://ibc.lynxeds.com/species/indian-peafowl-pavo... http://www.rollinghillswildlife.com/animals/p/peaf... http://www.nbb.cornell.edu/neurobio/BioNB427/READI... http://si-pddr.si.edu/dspace/bitstream/10088/1193/... http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/a... http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/c... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18700500